Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ

Nhu cầu ăn uống ngày càng tăng cao kéo theo nhiều cơ hội kinh doanh quán ăn nhỏ phát triển. Chỉ cần biết cách khai thác, dù là món ăn nào bạn cũng có thể tạo ra lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, cần trang bị đủ các kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ sau đây để tránh bỡ ngỡ khi bước chân vào “chiến trường”.

Trang bị đủ kiến thức kinh doanh quán ăn nhỏ

Dù là bạn kinh doanh lĩnh vực nào, việc trang bị đủ kiến thức cho lĩnh vực đó chắc chắn vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong dịch vụ ăn uống, nếu kinh doanh chỉ bỏ mỗi vốn mà không có kiến thức rất dễ gặp thất bại, Việc cập nhật các kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ từ người đi trước cũng như những rủi ro trong ngành sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Và khi tình huống xấu xảy ra, bạn sẽ biết cách xử lý phù hợp.
Các kiến thức quan trọng bạn cần biết qua như quản lý nhân viên, marketing, quy trình chế biến thực phẩm; quy trình vận hành quán ăn, giấy phép kinh doanh, quản lý chi phí.

Trau dồi kỹ năng nấu ăn cũng vô cùng quan trọng

Đã là quán ăn thì chắc chắn các món ăn phải ngon miệng mới có thể giữ chân được khách hàng. Nếu khả năng nấu ăn, nêm nếm của bạn còn giới hạn hãy tham gia các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp để “tầm sư học đạo” và học được nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn.
Trong trường hợp khả năng nấu ăn của bạn còn hạn hẹp hãy thuê hẳn một đầu bếp có chuyên môn để hỗ trợ. Điều này hoàn toàn có khả thi vì chỉ cần biết cách kinh doanh quán ăn là bạn có thể tạo ra lợi nhuận mà không cần phải biết nấu nướng.

Lên ý tưởng kinh doanh quán ăn

Những ý tưởng hay ho là cơ sở để bạn phát triển kinh doanh một cách hoàn hảo. Tìm ý tưởng kinh doanh không quá khó. Chỉ cần tận dụng Internet, trải nghiệm bản thân hay ý tưởng từ những người xung quanh sẽ mang lại nhiều ý tưởng thú vị, bổ ích.
Một số ý tưởng kinh doanh bạn có thể tham khảo qua như:

Mô hình quán ăn nhỏ nhượng quyền

Loại hình kinh doanh quán ăn nhỏ này rất phù hợp với các đối tượng chưa có kinh nghiệm kinh doanh trước đó. Nhượng quyền thương hiệu sẽ ít rủi ro hơn so với việc bạn tự mở quán ăn và xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Quy trình kinh doanh được hướng dẫn từ A-Z; bạn chỉ cần bỏ tiền mua thương hiệu và tìm kiếm mặt bằng.
Ngược lại với ý tưởng kinh doanh quán ăn này, khách hàng phải chia lợi nhuận với chủ thương hiệu. Chính vì thế nên cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư.

Mô hình quán ăn sáng

Bữa ăn sáng đóng vai trò quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Nếu như kinh doanh đồ ăn trưa, ăn tối hay ăn vặt sợ nhiều rủi ro thì kinh nghiệm kinh doanh quán ăn sáng cho thấy cơ hội kinh doanh của mô hình này rất lớn.
Đồ ăn sáng chưa bao giờ bị khách hàng bỏ qua. Song, trước các món ăn sáng truyền thống, nếu đột phá tạo ra món ăn sáng mới hấp dẫn và ngon miệng hơn chắc chắn bạn sẽ có chỗ đứng trên thị trường.

Mô hình quán ăn nhỏ di động

Để cắt giảm chi phí thuê mặt bằng nhưng vẫn tiếp cận khách hàng linh hoạt; nhiều người đã nghĩ ra mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ di động trên chiếc xe tải con. Lồng ghép không gian chế biến và tận dụng thân xe để làm mặt bằng, mô hình này được khá nhiều khách hàng ủng hộ và đón nhận nhiệt tình.

Mô hình quán ăn nhỏ theo chuỗi

Mặc dù là kinh doanh quán ăn nhỏ nhưng cơ hội để xây dựng thành chuỗi vẫn có khả thi. Miễn là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đủ vốn để vận hành và tạo ra lợi nhuận thì đều được ủng hộ.

Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ thật chi tiết

Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ nên được chia theo từng giai đoạn. Bao gồm kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát và hoạch định chiến lược một cách phù hợp. Trong kế hoạch kinh doanh nên liệt kê mục tiêu kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như các hoạt động cần thiết cần phải thực hiện khi kinh doanh.

  • Kế hoạch kinh doanh chính bao gồm các kế hoạch kinh doanh phụ khác:
  • Kế hoạch tài chính
  • Kế hoạch nhân sự
  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch bán hàng
  • Và các kế hoạch khác.

Quan trọng nhất vẫn là các khoản chi phí đầu tư trước và sau kinh doanh. Người kinh doanh cần phải nắm bắt cụ thể, thêm vào các mục chi phí dự trù để vận hành doanh nghiệp đủ khỏe để bước vào giai đoạn bão hòa và ổn định.
Tuyển vào đào tạo nhân viên khi kinh doanh quán ăn nhỏ
Với các mảng dịch vụ như kinh doanh quán ăn nhỏ lẻ, nhân viên đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, hành vi khách hàng. Đừng nghĩ rằng quán ăn nhỏ chỉ nên đầu tư vào chất lượng, hương vị của món ăn chứ không cần quan tâm đến nhân viên phục vụ. Nhưng trên thực tế đó là sai lầm.
Bạn chỉ kinh doanh mô hình nhỏ nhưng nhân viên lại cư xử với khách không tốt; vậy lý do nào để khách quay trở lại và cho bạn cơ hội kinh doanh mô hình lớn hơn? Hãy cân nhắc kỹ điều này và tuyển chọn, đào tạo nhân viên thật bài bản. Và đảm bảo rằng chất lượng hơn số lượng.
Thông thường, mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ có từ 2-5 người nhân viên. Khi bắt đầu kinh doanh quán ăn nhỏ hãy thuê 1 bếp chính; 2 phục vụ và 1 tạp vụ. Về lâu dài nếu quá trình kinh doanh có tiến triển hơn, bạn có thể cân nhắc và tuyển thêm người làm.
Để nhân viên phục vụ đúng cách và thực thi công việc hiệu quả, hãy lên một bảng mô tả công việc cụ thể và tạo một thang đo KPI (hiệu suất làm việc) – có thưởng phạt trong quá trình làm việc để họ có thêm động lực và nỗi sợ để phấn đấu.

Thiết kế và trang trí quán ăn

Không gian và thiết kế quán quyết định trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng tại một quán ăn. Một quán ăn nhỏ có thiết kế đẹp mắt hay độc đáo đương nhiên sẽ thu hút khách hàng hơn so với một quán ăn thông thường. Với lý do đó, chủ kinh doanh nên thiết kế quán ưa nhìn và trang trí đẹp mắt để gây tượng mạnh trong mắt khách hàng.
Ngoài ra, hãy xác định loại hình kinh doanh và khách hàng mục tiêu trước khi ra quyết định thiết kế và trang trí quán. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có nhu cầu và sở thích khác nhau. Nếu bạn kinh doanh quán ăn vặt nhỏ; đối tượng chính là người trẻ, học sinh, sinh viên thì không gian nhất định phải tươi vui, năng động, thú vị.
Ngược lại nếu đối tượng khách hàng của quán ăn là người lớn, trung niên thì nên trang trí thanh lịch, hiện đại, không quá lòe loẹt để không bị khách hàng đánh giá thấp.

Thêm vào đó, dù là diện tích quán ăn nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo phân chia đủ khu vực chế biến thức ăn, khu vực phục vụ cho khách. Một không gian hỗn tạp sẽ làm khách hàng cực kỳ không thoải mái và chắc chắn không quay lại lần sau.

Vấn đề thị hiếu khách hàng thôi vẫn chưa đủ; cần thật sự quan tâm đến chi phí thiết kế quán. Bạn nên phân bổ chi phí hợp lý và có khoản tài chính dự phòng tránh trường hợp phát sinh gây thiếu hụt. Chi phí thiết kế quán ăn nhỏ nên vừa phải, không nên đầu tư quá nhiều gây lãng phí và không đủ vốn để vận hành các hoạt động khác khi kinh doanh quán ăn nhỏ.

Thiết kế menu đẹp mắt hấp dẫn khi kinh doanh quán ăn nhỏ

Trước khi đi vào kinh doanh, bạn nên chế biến món ăn và thử nghiệm chúng nhiều lần. Hãy đảm bảo rằng món ăn của bạn được tạo nên từ một công thức chuẩn chỉnh; không quá mặn hay quá ngọt khiến khách hàng không vừa miệng.
Tiếp đến, mỗi lần thử nghiệm bạn sẽ chụp lại hình ảnh món ăn, chỉnh sửa, thiết kế hài hòa và làm menu cho quán. Hiện nay trên thị trường có cả menu thường và menu điện tử. Menu điện tử hỗ trợ quá trình gọi món nhanh chóng hơn, trong khi menu giấy lại tiết kiệm chi phí của người kinh doanh.
Về tiêu chuẩn menu, đáp ứng được các tiêu chí đẹp – đủ – độc. Menu phải đẹp vì chúng là bộ mặt của cả quán ăn, là công cụ quảng cáo đến khách hàng các món ăn của quán. Menu phải cung cấp đầy đủ các món ăn của quán; hình ảnh minh họa có phần tương đồng với món thật để khách hàng không bị hụt hẫng. Song, thiết kế nên thêm yếu tố độc đáo để tạo dấu ấn mạnh trong mắt khách hàng ngay từ lần đầu tiên.

Xây dựng thương hiệu và marketing cho quán ăn nhỏ

Đừng nghĩ rằng kinh doanh quán ăn nhỏ thì không cần xây dựng thương hiệu. Trên thực tế, các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện nay đều xuất phát từ các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ.
Đặt tên thương hiệu và bắt đầu xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu là bước đà để quán ăn nhỏ của bạn phát triển lớn mạnh. Mới bắt đầu, bạn hãy lập một kế hoạch marketing cụ thể và thực thi từng bước để tăng mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu của bạn.
Tận dụng tối đa kênh marketing online và marketing truyền thống là cách hiệu quả để xây dựng một thương hiệu mới trên thị trường. Có thể sử dụng các kênh mạng xã hội tiếp cận khách hàng hiệu quả như Facebook, Instagram, Tiktok cùng các ứng dụng giao hàng, nền tảng bán thức ăn trực tuyến như Grab, Now, Food để bán thức ăn và lan tỏa thương hiệu nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, thoạt đầu bạn phải trả phí cho các nền tảng trên. Nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh quán ăn nhỏ lẻ, về sau này bạn hãy tạo nền tảng kinh doanh của riêng mình như xây dựng website riêng hay ứng dụng bán thức ăn trên điện thoại.

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng khi kinh doanh quán ăn nhỏ. Hay thậm chí chúng còn là nhân tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của mô hình quán ăn của bạn. Do đó chọn mặt bằng không phải là việc một sớm một chiều, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.

Một số lưu ý khi chọn mặt bằng kinh doanh

  • Mặt bằng quán ăn hoạt động giao thông thuận lợi: không xảy ra ùn tắc, lô cốt hay công trình thi công. Có như vậy khách hàng mới có thể tiếp cận quán ăn của bạn dễ dàng. Ngoài ra, tuyến đường hai chiều, dễ dàng đổ xe hay quay đầu.
  • Đối thủ cạnh tranh xung quanh: Mặc dù thường có câu “buôn có bạn, bán có phường” nhưng nếu xung quanh quán ăn của bạn có quá nhiều đối thủ cạnh cùng ngành hàng, hay các món ăn thay thế khác sẽ làm tỷ lệ cạnh tranh trở nên gay gắt và cơ hội đạt lợi nhuận sẽ không cao.
  • Dự đoán mặt bằng trong tương lai: Những vấn đề trong tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quán ăn của bạn. Cụ thể như có công trình thi công hoặc dự án xây dựng xung quanh cửa hàng của bạn. Do đó cần cân nhắc các vấn đề này một cách kỹ lưỡng; đề xuất sẵn các phương án dự phòng đi di dời mặt bằng một cách nhanh chóng.
  • Các vấn đề khác: Ngoài ra còn một số vấn đề khác như an ninh trật tự; khu vực trung tâm; lợi thế của mặt bằng (gần trường học; khu vực sầm uất; khu vực văn phòng…)

Chuẩn bị chi phí mở quán ăn nhỏ

Thật sự rất khó để kinh doanh quán ăn nhỏ nếu bạn không biết vận hành nguồn vốn tốt. Vì thế, chi phí cần nên được lên kế hoạch chi tiết, có đầy đủ các danh mục cần đầu tư, có chi phí vận hành, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng… để dễ dàng kiểm soát; gia giảm chi phí khi cần thiết.
Nếu chưa có con số chi phí cụ thể trong đầu, hãy đặt mục tiêu chi phí từ ban đầu như mở quán ăn với 100 triệu, trong đó 80 triệu phân bổ vốn và 20 triệu và bắt đầu phân bổ nguồn vốn cho từng danh mục. Nếu không đủ chi phí, bạn tiếp tục giảm các khoản còn lại đến khi nào vừa vặn với chi phí ban đầu đặt ra.

Quan trọng vẫn là phần chi phí dự trù cho cả giai đoạn kinh doanh quán ăn nhỏ. Nếu ngắn hạn chi phí dự trù trong 6 tháng; dài hạn dự trù chi phí trong 1 năm. Nên nhớ rằng con số càng chính xác thì chi phí kinh doanh quán ăn nhỏ càng đúng với thực tế.

Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn

Trên thực tế, vốn kinh doanh quán ăn nhỏ ít nhất từ 50 đến 100 triệu đồng. Đây là con số an toàn để bạn có thể vận hành kinh doanh, chi trả nhân viên và đáp ứng đủ cho nguyên vật liệu.

Làm thế nào để quán ăn đông khách

Chất lượng món ăn phải thật sự ngon

Khi thưởng thức món ăn chỉ có thể xảy ra 2 kết quả: ngon hoặc không ngon. Nếu ngon khách hàng sẽ quay lại và không ngon họ “biến mất” mãi mãi. Đó cũng để hiểu rằng, chất lượng của món ăn cực kỳ quan trọng. Bạn phải đáp ứng được khẩu vị của khách hàng, nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Marketing hiệu quả

Marketing là phương thức truyền miệng vô cùng hiệu quả. Một người đánh giá tốt và lan tỏa lên mạng xã hội có thể tạo được lòng tin đến nhiều khách hàng tiềm năng khác. Từ đó cơ hội họ dùng thử món ăn ở quán bạn cao hơn.
Có thể nói, marketing là chìa khóa quan trọng làm quán đông khách. Sự liên kết giữa các nền tảng xã hội làm cho thị trường kinh doanh quán ăn ngày càng sôi động. Và nếu chủ quán biết cách quảng cáo, khai thác nền tảng xã hội hiệu quả sẽ gặt hái được nhiều lợi nhuận vô cùng.

Chăm sóc khách hàng tốt

Bạn thường nghe câu “thái độ hơn trình độ” thì ở việc kinh doanh quán ăn cũng tương tự vậy. Nhiều người thường xuyên lui tới một quán ăn không phải vì thực đơn quá đặc sắc nhưng khẩu vị vừa miệng, chủ quán nhiệt tình và thân thiện.
Vốn dĩ khách hàng luôn là bậc thượng đế, nên chiều khách và làm họ hài lòng, tự động họ sẽ quay trở lại mà chẳng cần bí quyết gì cao siêu.
Như đã đề cập ở trên, yếu tố truyền miệng trong kinh doanh quán ăn nhỏ có cả 2 mặt lợi và hại. Quán ăn có món ngon sẽ được khen, khách hàng kêu gọi nhiều bạn bè đến ủng hộ. Ngược lại, thức ăn dở và thái độ nhân viên phục vụ tệ sẽ bị tẩy chay. Do đó hãy chú trọng việc chăm sóc khách hàng trong kinh doanh quán ăn.

Đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ

Mở quán ăn nhỏ có phải đăng ký không hay mở quán ăn nhỏ cần những giấy tờ gì luôn là thắc mắc của nhiều. Vậy trên thực tế như thế nào? Có cần đăng ký kinh doanh hay không. Câu trả lời là có nếu bạn không muốn gặp rắc rối với đối đầu với luật pháp.
Mở quán ăn cần những giấy tờ gì

  • Tên quán ăn
  • Số điện thoại cá nhân
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Vốn kinh doanh quán ăn
  • Chứng minh nhân dân và thẻ căn cước
  • Sổ hộ khẩu
  • Hộ chiếu cá nhân
  • Người đại diện hộ gia đình
  • Số lượng người lao động của quán

Với kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ trên, hy vọng rằng bạn đã chuẩn bị cho những kiến thức cần thiết. Bên cạnh các vấn đề nêu trên, chuẩn bị trang thiết bị cần thiết khi kinh doanh quán ăn rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chế biến món ăn cũng như sự hài lòng của khách hàng. Để biết kinh doanh quán ăn cần gì, mời bạn tham khảo Vật dụng cần thiết khi mở quán ăn. Chúc bạn thành công

 

2.3/5 - (15 bình chọn)