Cách khắc phục chảo bị lồi đáy cong vênh CỰC HIỆU QUẢ

Chảo chống dính sau thời gian sử dụng trên bếp gas hoặc bếp từ thường xảy ra tình trạng bị lồi đáy. Tình huống này khiến cho việc nấu ăn không được thuận lợi vì đáy chảo không phẳng, dầu mỡ phân bổ không đều. Kết quả là món ăn được chế biến không ngon. Vậy cách khắc phục chảo bị lồi đáy như thế nào? Mời bạn tham khảo các mẹo vặt từ Vua Nhà Bếp để biết thêm chi tiết.

Cách khắc phục chảo bị lồi đáy cong vênh CỰC HIỆU QUẢ

Nguyên nhân khiến chảo chống dính bị lồi lõm và cong vênh

Chất liệu kém chất lượng

Chảo bị lồi lõm thường xuất hiện ở bếp từ nhiều hơn bếp gas. Bởi bếp từ rất kén nồi chảo; đòi hỏi dụng cụ nấu ăn đi kèm phải lớp đáy inox hút từ tính. Do đó các loại chảo nhôm, chảo mỏng, chảo chống dính không có khả năng hút từ tính sau thời gian ngắn sẽ trở nên cong vẹo, lồi lõm. Ngoài ra, một số loại chảo được dập đáy từ quá mạnh khiến chảo dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với từ tính. Thêm vào đó, chảo chống dính kém chất lượng làm từ nguyên liệu rẻ khi tiếp xúc với nhiệt độ lớn sẽ làm kim loại bị co giãn nhanh chóng. Kết quả là xảy ra tình trạng cong đáy, lồi lõm; cong vênh.

Sốc nhiệt

Kim loại bị co giãn do tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân khiến chảo bị lồi đáy. Cụ thể như bạn nấu chảo ở nhiệt độ rất cao và ngâm chảo vào nước lạnh ngay sau đó sẽ khiến chảo bị sốc nhiệt; dần trở nên biến dạng và cong đáy, méo mó. Do đó dù là chảo bình thường hay chảo cao cấp; cách khắc phục chảo bị lồi là sử dụng chảo đúng cách.

Nguyên nhân khiến chảo chống dính bị lồi lõm và cong vênh

Sử dụng chảo chống dính sai cách

Ngoài các nguyên nhân kể trên, sử dụng chảo chống dính sai cách cũng là nguyên nhân khiến chảo bị lồi đáy. Điển hình như dùng chảo chống dính để chế biến các món mặn (chứa nhiều muối và nước mắm) hay kho nấu.
Hay dùng các dụng cụ nhà bếp sắc nhọn; kim loại nặng xào nấu trên chảo chống dính. Việc này làm lớp chảo chống dính bị mỏng, giảm tuổi thọ và dễ bị cong vẹo, lồi lõm.

Vệ sinh chảo chống dính không đúng cách

Dùng các miếng cọ cước, kim loại để vệ sinh bề mặt chảo. Hoặc vệ sinh trực tiếp khi chảo còn nóng. Cho chảo nóng vừa nấu xong vào ngay nước lạnh.

Bảo quản chảo chống dính sai cách

Bảo quản chảo ở nơi nhiệt độ không thích hợp. Để các vật dụng nặng; sắc nhọn khác lên trên chảo chống dính.

Tác hại của việc đáy chảo chống dính bị lồi lõm

Giảm hiệu suất nấu

Khi chảo bị lồi đáy nghĩa là bề mặt đáy không còn bằng phẳng và bám khít vào mặt bếp. Từ đó chảo không thể hấp thụ nhiệt từ bếp mang tới; khiến quá trình nấu ăn trở nên tốn kém thời gian. Thậm chí một số loại bếp từ không thể nhận tín hiệu từ chảo; gây khó khăn cho người làm bếp.

Tác hại của việc đáy chảo chống dính bị lồi lõm

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng

Tình trạng chảo bị lồi đáy cũng là lúc lớp kim loại của chảo đã bị giãn nở. Khiến lớp chống dính của chảo trở nên dễ bong tróc; nứt vỡ cũng như bị bào mòn nhanh chóng. Việc tiếp tục sử dụng chảo chống dính với lớp chống dính hư hại sẽ nguy hại đến sức khỏe. Với trường hợp này; bạn nên đổi chảo chống dính ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn.

Mất thẩm mỹ gian bếp

Nội thất và dụng cụ nhà bếp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà. Do đó nếu trong bếp xuất hiện một chiếc chảo chống dính bị lồi đáy, méo mó hay cong vênh chắc chắc không được đánh giá cao. Chúng làm giảm đi nét hiện đại cũng như thẩm mỹ của gian bếp.

Hao phí nguyên liệu và năng lượng

Chảo bị lồi đáy không thể nào bám khít vào mặt bếp. Vì vậy khi nấu thức ăn sẽ không chín đều; đòi hỏi cần người dùng phải cho nhiều dầu mỡ; tốn nhiều năng lượng khi sử dụng.

Những loại đáy chảo dễ bị lồi

Trên thị trường tồn tại chủ yếu 3 loại chảo chống dính: chảo gắn đáy; chảo dập liền nguyên khối và chảo đáy đúc đa lớp. Trong đó ưu và nhược điểm mỗi loại như sau:

Những loại đáy chảo dễ bị lồi

Chảo gắn đáy

Đây là loại chảo rất dễ gặp tình trạng lồi lõm vì chất liệu chảo từ nhôm mỏng, khả năng chịu nhiệt kém. Theo chia sẻ từ khách hàng; 99% người sử dụng chảo gắn đáy bình dân gặp hiện tượng đáy bị lồi. Chính vì vậy; bạn nên hạn chế lựa chọn chảo này để sử dụng nấu nướng nếu không muốn xảy ra tình trạng hư hỏng.

Chảo đáy đúc đa lớp

So với chảo gắn đáy; chảo đáy đúc đa lớp được sản xuất từ công nghệ tiên tiến hơn; độ dày đáy chảo chắc chắn. Đáy chảo dày được dập trực tiếp nên khá bền bỉ; không xảy ra tình trạng lồi lõm; cong đáy.

Chảo đáy đúc nguyên khối

Chảo đáy đúc nguyên khối được xem là cao cấp nhất trong các dòng chảo. Đáy chảo cực dày; sản xuất từ công nghệ tối tân; giá cao. Do đó bạn không phải lo ngại vấn đề lồi lõm không mong muốn.

Cách khắc phục chảo bị lồi đáy

Như đã đề cập bên trên; một khi chảo chống dính rơi vào tình trạng lồi lõm, cong đáy luôn mang lại nhiều bất tiện cũng như mối nguy hại cho sức khỏe người dùng. Bạn không nên cố gắng sửa chữa, làm phẳng đáy chảo mà tốt nhất nên trang bị một chiếc chảo mới.
Trước tiên bạn nên cân nhắc lựa chọn chảo chống dính cho bếp từ – bởi loại chảo này có tính năng linh hoạt; dùng được trên nhiều loại bếp. Kể cả bếp gas, bếp hồng ngoại, bếp điện và bếp từ.
Đồng thời nên lựa chọn những loại chảo có độ dày nhất định; lớp chống dính từ kim cương an toàn và tuổi thọ cao cấp. Đáy chảo hấp thụ nhiệt tốt, giúp quá trình chế biến thức ăn mau chín đều; tiết kiệm thời gian cũng như nhiên liệu hiệu quả.

Cách khắc phục chảo bị lồi đáy

Nếu vẫn còn thắc mắc không biết mua chảo chống dính nào; bạn có thể tham khảo thêm các dòng chảo chống dính Happy Call Hàn Quốc. Chảo đáp ứng được các yếu tố kể trên; vừa dễ dàng sử dụng; an toàn tuyệt đối lại tốt cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, cũng có nhiều kích thước, mẫu mã để bạn lựa chọn. Tham khảo và mua ngay các dòng chảo chống dính Happy Call để nhận được mức giá hấp dẫn.

Cách sử dụng chảo cho bếp từ để hạn chế bị lồi lõm và cong vênh

  • Không ngâm chảo chống dính đang nóng vào nước lạnh ngay sau khi nấu ăn mà phải để chảo nguội hoàn toàn
  • Chỉnh công suất bếp từ nhỏ đến lớn rồi mới đặt chảo lên trên. Việc bật công suất lớn ngay từ đầu sẽ làm chảo dễ bị hư hỏng, lồi lõm
  • Sử dụng chảo khi đã khô hoàn toàn; cho dầu vào trước tiếp đến mới bật bếp.
  • Dùng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ, độ ma sát an toàn để không làm hư chảo chống dính.
    Vệ sinh chảo bằng mút rửa chén, không dùng cước kim loại sẽ làm trầy bề mặt chảo và mỏng lớp chống dính.
Cách sử dụng chảo cho bếp từ để hạn chế bị lồi lõm và cong vênh

Chảo chống dính có xào được không

Chảo chống dính hoàn toàn có thể dùng để xào thức ăn. Tuy nhiên, phải sử dụng dụng cụ nấu bếp như xẻng gỗ để xào; dùng các xẻng kim loại rất dễ làm xước lớp chống dính và gây hư chảo.
Ngoài ra; không sử dụng chảo chống dính để chế biến các món kho; món quá mặn và nhiều gia vị.

Chảo chống dính có xào được không

>>> Qua các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục chảo bị lồi đáy, hi vọng rằng bạn đọc đã tích lũy thêm nhiều thông tin bổ ích để áp dụng cho gian bếp của mình. Ngoài ra, cập nhật cách chữa chảo chống dính bị dính cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn xử lý các tình huống “khó đỡ” khi sử dụng loại dụng cụ nhà bếp này. Chúc bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)